Đặc sản lợn Mường

0
2875

Lợn Mường hay còn gọi là lợn đen Mường Khương là một giống lợn được đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc nuôi nhiều và gắn liền với đời sống người H’Mông ở Mường Khương, chúng là giống lợn địa phương có từ lâu đời, được nuôi ở nhiều vùng thuộc tỉnh Lào Cai, nhiều nhất là ở huyện Mường Khương. Đồng thời cũng là nguồn kinh tế chính của người dân tộc nơi đây.

lợn mường

Lợn mường

Nội Dung

Đặc điểm của lợn mường

Đây là một trong ba giống lợn quý ở các tỉnh phía bắc, thức ăn chủ yếu là ngô khoai sắn và các loại rau củ quả, được nuôi thả tự nhiên nên thịt rất chắc, mùi vị thơm ngon, mỡ dày nhưng không ngán.

Đặc điểm ngoại hình 

Lợn Mường vốn sống hoang dã nên sức chịu đựng, khả năng sinh tồn tốt với điều kiện khắc nghiệt núi đá cao, clợn leo, ít thức ăn.

Lợn Mường có màu lông đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu đuôi và ở chân, lông thưa và mềm. Đa số lợn Mường có mõm dài thẳng hoặc hơi cong, trán nhăn, tai to hơi cúp rũ về phía trước Lợn có tầm vóc to, nhưng lép người, bốn chân to cao vững chắc. Lưng lợn Mường Khương không thẳng nhưng cũng không võng lắm, bụng to nhưng không sệ tới sát đất, mông hơi dốc.

Lợn Mường có tỷ lệ mỡ nhiều do người H’Mông có thói quen nuôi lợn thật to để phục vụ cho việc cúng giỗ, cưới xin.

Khả năng sinh trưởng và phát triển

Lợn Mường có tốc độ sinh trưởng chậm, khối lượng sơ sinh khá cao. Sau 12 tháng tuổi lợn Mường có khối lượng trung bình trên 90 kg, có những con dạt tới 121,5 kg ở 18 tháng tuổi. Lợn Mường Khương có tuổi động dục đầu tiên sau khoảng 6 – 7 tháng tuổi), tuổi đẻ lứa đầu là khoảng một năm tuổi. Thời gian lợn chửa là 114 – 116 ngày, số con đẻ ra và nuôi sống thấp (5 con/ lứa), khả năng nuôi con kém do tập quán thả rông, thiếu dinh dưỡng, khoảng 1,2 – 1,3 lứa.

Khả năng cho thịt lợn mường

Lợn Mường đa số được nuôi thả rông và tự kiếm ăn, nuôi lâu lớn, thức ăn chủ yếu là chất sơ (90%), chúng ăn sống trực tiếp hầu hết tất cả các loại cây, rau, củ, quả có sẵn tại địa phương.

thịt lợn mường

Thịt lợn mường

Ở các lứa tuổi khác nhau lợn Mường đã cho các tỷ lệ thịt, mỡ khác nhau. Do sống trên đỉnh núi cao, vận chuyển khỏ khăn, không cỏ thị trường, người H’Mông có thói quen nuôi lợn thật to để cúng giỗ, cưới xin, cỏ những con lợn nuôi to tới vài năm tuổi nên mỡ nhiều.

Cách chế biến thịt lợn Mường:

Tùy vào sở thích của người chế biến mà các món ăn từ Lợn Mường mang nét hương vị riêng. Nhưng khâu đầu tiên không thể bỏ qua là hãm tiết để làm tiết canh cho món khai vị…

Tiếp đó người ta sẽ thui lợn trên than của bếp củi hay là rơm, cho tới khi nào thịt lợn cháy vàng đều và nhỏ hết mỡ ngấy, để khi ăn người ta có thể thưởng thức dần được cái hương vị thơm ngon và giòn của thịt…

Xem thêm: Kỹ thuật nấu rượu ngô

Sau khi các bước chuẩn bị đã xong xuôi bắt đầu bước vào phần chế biến. Khi chế biến món lợn Mường nướng người ta chọn những phần thịt ngon nhất của lợn thái vừa miếng sau đó tiến hành ướp da vị muối, ớt bột, quế, hồi, sả, riềng, lá móc mật, hành khô, mắm, nghệ, gừng, thêm ít dấm chua…những gia vị có sẵn. Tùy vào lượng thịt mà người ta ướp, tẩm lượng gia vị cho phù hợp. Khoảng 15 – 20 phút những miếng thịt sẽ được xiên vào que tre nướng trên than của bếp củi. Tới khi nào thịt đã nhỏ hết mỡ ngấy, thịt lợn màu vàng gạch, dậy hương thơm đậm đà ngào ngạt.

Khi ăn thịt lợn Mường nướng người ta thường kèm tlợn ít rau xà lách, rau mùi thơm sống…thêm ly rượu cần các bạn sẽ thấy món ăn thật tuyệt vời.

Bài viết được biên tập bởi

Công Ty Trường Chính Kiệt

Chuyên cung cấp 

  • Đặc sản Tuyên Quang
  • Đặc sản các vùng miền
  • Trứng vịt sạch, trứng vịt hồ Thủy điện Tuyên Quang
  • Trứng vịt muối
  • Rượu ngô Na Hang Tuyên Quang
  • Lợn Mán Tuyên Quang

Hotline: 0984 588 258

Email: dacsantuyenquang2016@gmail.com

Websitehttps://thongtinsohoa.com/

Địa chỉ: Số 10 Ngách 96 Ngõ 230 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội.

 Bài viết nằm trong chuyên mục: Ẩm thực