Chỉ báo Stochastic là gì?

0
828

Hiện nay, các chỉ báo như Stochastic Oscillator, MACD, Bollinger Bands được xem là những công cụ hỗ trợ giao dịch ưa thích nhất của rất nhiều trader trên khắp thế giới. Với lợi thế đơn giản và dễ sử dụng, Stochastic còn thể hiện tính hiệu quả khi dự báo xu hướng.

Tuy nhiên, có nhiều nhà giao dịch không thực sự hiểu ý nghĩa của chỉ báo mà họ đang sử dụng. Một khi các nhà giao dịch hiểu rõ bản chất của chỉ báo, sẽ giúp bạn vận dụng một cách linh hoạt và đưa ra chiến lược kết hợp để làm tăng hiệu quả giao dịch.

Trong bài viết này, Beat Đầu Tư sẽ cùng bạn tìm hiểu về Stochastic Oscillator, hiểu được khái niệm, ý nghĩa và cách sử dụng Stochastic một cách hiệu quả.

Nội Dung

Stochastic Oscillator là gì?

chi-bao-Stochastic-la-gi-1

Stochastic Oscillator hay Stochastic là một chỉ báo dùng để đo lường quán tính và sức mạnh của giá, dùng để báo hiệu các tín hiệu đảo chiều xu hướng sớm hơn những diễn biến của giá qua các tín hiệu quá mua/quá bán.

Chỉ báo được phát minh bởi George, theo ông thì Stochastic có nhiệm vụ đo động lượng của giá. Một ví dụ của ông đưa ra về tên lửa để dễ dàng liên tưởng như: Khi tên lửa phóng lên, nó sẽ bay chậm lại trước khi rơi xuống mặt đất. Ta có thể hiểu là động lượng (momentum) sẽ luôn thay đổi trước giá. 

Công thức tính chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?

chi-bao-Stochastic-la-gi-2

  • % K = (Đóng hiện tại – Đáy thấp nhất) / (Đỉnh cao nhất – Đáy thấp nhất) * 100
  • % D = SMA trong 3 ngày của % K
  • Đáy thấp nhất: Mức giá thấp nhất trong chu kỳ chỉ báo
  • Đỉnh cao nhất: Mức giá cao nhất trong chu kỳ chỉ báo

Cách cài đặt mặc định cho Stochastic Oscillator:

  • Thứ nhất, chu kỳ 14, có thể là ngày, tuần, tháng hoặc khung thời gian trong ngày.
  • Chu kỳ 14 của % K sử dụng mức giá đóng cửa gần nhất, đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất trong 14 kỳ vừa qua.
  • Thứ ba, % D là SMA 3 ngày của % K.
  • Thứ tư, đường này được vẽ cùng với % K để hỏa động như một đường tín hiệu.

Cách giao dịch với Stochastic Oscillator

Giao dịch tại vùng quá mua và quá bán

Đây được xem là cách sử dụng phổ biến và đơn giản nhất:

  • Thứ nhất, vào lệnh mua khi có tín hiệu quá bán
  • Thứ hai, vào lệnh bán khi có tín hiệu quá mua

Giao dịch tại điểm cắt nhau của Stochastic

Đây là cách giao dịch sử dụng giao điểm đường % K và đường % D như một tín hiệu để vào lệnh, cụ thể như sau:

  • Với lệnh mua: Khi đường % K cắt hướng lên đường % D
  • Với lệnh bán: Khi đường % K cắt hướng xuống đường % D

Nên kết hợp thêm các chỉ báo khác để dự đoán xu hướng được chính xác nhất.

Giao dịch với Stochastic phân kỳ

Trường hợp giá đang tạo đáy thấp hơn nhưng Stochastic lại tạo đáy cao hơn, đây là tín hiệu của phân kỳ tăng. Ngược lại, trường hợp giá đang tạo đáy cao hơn nhưng Stochastic lại tạo đáy thấp hơn, tín hiệu của phân kỳ giảm. Để thực hiện giao dịch, ta làm như sau: 

  • Về lệnh mua: Khi có tín hiệu từ phân kỳ tăng
  • Về lệnh bán: Khi có tín hiệu từ phân kỳ giảm

Kết hợp Stochastic với các chỉ báo khác

Kết hợp với đường trung bình động MA

Cách giao dịch như sau:

  • Với lệnh mua: Nếu giá nằm trên đường MA(200) và Stochastics đi vào vùng quá bán.
  • Với lệnh bán: Nếu giá nằm dưới đường MA(200) và Stochastic đi vào cùng quá mua.

Kết hợp với phân tích đa khung thời gian

Thực hiện giao dịch ở các khung thời gian ngắn, có thể khả năng xu hướng ở khung thời gian ngắn này đang chống lại xu hướng chung ở một khung thời gian lớn hơn. Chẳng hạn, việc thực hiện lệnh với khung thời gian H1 như sau:

  • Thứ nhất, xác định xu hướng ở khung thời gian H4 hoặc D1
  • Thứ hai,hờ đợi xu hướng ở H1 theo xu hướng ở H4
  • Thứ ba, đợi đến khi Stochastic vào vùng quá bán hoặc quá mua để xác định điểm vào lệnh.

Kết hợp với các mô hình nến đảo chiều

  • Thứ nhất, xác định xu hướng chung của thị trường
  • Thứ hai, tìm kiếm các mô hình nến đảo chiều
  • Thứ ba, đợi Stochastic vào vùng quá bán hoặc quá mua và vào lệnh

Kết hợp Stochastic với Trendline

Đối với lệnh mua:

  • Thứ nhất, thị trường đang trong xu hướng tăng
  • Thứ hai, vẽ một đường trendline tăng và chờ giá pullback trở lại đường trendline
  • Thứ ba, khi giá đến gần trendline, xác định điểm vào lệnh khi giá đang quá bán
  • Thứ tư, điểm Stop Loss ở dưới đường trendline tăng, Take Profit ở ngưỡng kháng cự phía trên.

Đối với lệnh bán:

  • Thứ nhất, thị trường đang trong xu hướng giảm
  • Thứ hai, vẽ một trendline giảm và chờ giá pullback về trendline
  • Thứ ba, khi giá gần trendline, bạn xác định điểm vào lệnh khi thấy Stochastic đang vùng quá mua

Hy vọng bài biết đã mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn tiến hành giao dịch thành công nhé!